Đa số chị em phụ nữ trước khi mang thai đều không biết mình đã thụ thai. Do đó dẫn đến nhiều trường hợp uống thuốc kháng sinh trước khi phát hiện mình mang thai. Vậy trước khi mang thai uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng tới thai nhi không hẳn là câu hỏi của nhiều mẹ bầu đang băn khoăn.
Đọc thêm:
- [LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA] Trước khi mang thai phải tiêm phòng gì?
- [BÀ BẦU CẦN BIẾT] Trước khi mang thai có nên uống vitamin E không?
1, Tại sao uống thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi
-Có những loại thuốc kháng sinh có thể có tác dụng lâu dài đến 1 – 2 tháng trong cơ thể mẹ. Thời gian kể từ khi thụ thai đến khi đứa trẻ được sinh ra được gọi là thời kì bào thai, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn phát triển phôi thai gồm 3 tháng đầu thai kì, dành cho sự tượng hình và biệt hóa các bộ phận của bào thai, bào thai chưa có hình dạng đầy đủ. Do đó, bà bầu sử dụng thuốc kháng sinh trước và trong khi mang thai trong khoảng thời gian này sẽ làm cản trở sự tượng hình và biệt hóa. Một số thuốc kháng sinh có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh.
-Các chuyên gia nhấn mạnh, trước đây người ta cho rằng nhau thai là bức tường thành để bảo vệ thai nhi nhưng hiện nay với sự phát triển của y khoa nhiều thuốc có thể qua nhau thai dễ dàng, theo cơ chế khuếch tán thụ động để tác động đến thai nhi.

2, Trước khi mang thai uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng tới thai nhi không?
-Để làm rõ câu hỏi này thì chúng ta cần biết chính xác thời gian uống trước khi thụ thai là bao lâu vì cũng có nhiều loại kháng sinh thải loại ra khỏi cơ thể rất nhanh chóng. Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển của thai nhi thường là trong giai đoạn từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 10. Cùng với đó là thuốc kháng sinh ta dùng là loại gì? Thuốc kháng sinh dành cho mẹ bầu trước và trong quá trình mang thai có thể xếp thành 3 nhóm:
+Nhóm có thể dùng: gốm có beta-lactamin (như: penicillin, ampicillin, amoxicillin…) dùng trong điều trị các bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp trên, viêm màng não…; macrolid (như: erythromycin, clarithromycin, roxythromycin…) để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang…) đây là nhóm kháng sinh tương đối an toàn đối với thai nhi, lượng thuốc đi qua rau thai tương đối ít so với các kháng sinh khác nên nồng độ thuốc trong thai nhi thấp.
+Nhóm không thể dùng: gồm có tetracycline (doxycylin, minocycline…) vì nguy cơ làm hỏng men răng của trẻ sau này; nhóm aminoglycoside (streptomycin, kanamycin…) vì có thể gây tổn thương thận và gây độc cho tai của thai (gây điếc không phục hồi); nhóm quinolone (offloxacin, ciprofloxacin…) có nguy cơ gây ra rối loạn sự phát triển xương khớp của thai; ketoconazol có thể gây ra dị tật dính ngón tay ở trẻ em. Biseptol gây thiếu máu nặng cho cả mẹ và bé.
+Nhóm thuốc dùng cẩn thận: Rifamycin không được dùng trong 3 thang đầu thai kì; nitrofuran, acid nalidixic không được dùng cuối thai đi; metronidazole, trimethoprim, sulfamid không được dùng cả đầu và cuối thai kì.

3, Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc khánh sinh cho bà bầu
-Nếu có thể, bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh trong 3 tháng đầu của thai kì. Bời vì có nhiều thứ thuốc kháng sinh có tính tích lũy, đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể khi uống lúc chưa thụ thai nhưng đến khi thụ thai thì thuốc còn giữ lại trong cơ thể người mẹ gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.
-Nếu cần thiết phải dùng thuốc chữa bệnh để chữa trị kịp thời thì tốt nhất là đến khám bác sĩ để được chỉ định thuốc. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc giữ lợi ích sức khỏe của mẹ và mức ảnh hưởng đến thai nhi mà chọn thuốc sao cho phù hợp.
-Nếu đã có thai mà không biết lỡ dùng một số loại nguy hiểm thì trong thời gian mang thai cần khám thai định kì để được bác sĩ chuyên khoa theo dõi kĩ sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, trước khi mang thai các mẹ bầu có lỡ uống thuốc kháng sinh thì cũng chưa hẳn đã ảnh hưởng tới thai nhi nhưng để có thể yên tâm nhất thì các mẹ bầu nên tới các trung tâm y tế để được tư vấn. Trong một vài trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mang thai cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc quyết định liệu trình phù hợp, theo dõi để có hướng xử lí. Bài viết trên đây là lời khuyên của các chuyên gia hi vọng sẽ phần nào giúp bạn giải đáp băn khoăn chung không của chỉ bạn mà của rất nhiều mẹ bầu khác. Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh và thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.

Tin hay cho mẹ:
- {HƯỚNG DẪN} cách chăm sóc em bé bị sốt tại nhà ĐÚNG CÁCH
- Bộ “Quy trình” CHUẨN cách chăm sóc em bé mới chào đời ĐÚNG NHẤT