Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh là bài thuốc lưu truyền từ xưa nay. Các gia đình có trẻ nhỏ chắc hẳn đều được truyền tai bài thuốc này khi con bị rôm sảy. Nhiều người cho rằng đó có thể chỉ là bài thuốc cũ dùng khi y học chưa phát triển chứ không tin được mấy loại cây cỏ dùng không căn cứ. Nhưng sự thật có phải lá khế không công hiệu hay không an toàn? Hãy cùng Mom and baby tìm hiểu về bài thuốc dân gian này nhé.
Tham khảo thêm:
Công dụng của bài thuốc tắm lá khế cho trẻ
Không phủ nhận việc bài thuốc dân gian này ra đời khi y học chưa phát triển nhưng để tồn tại được đến bây giờ mà vẫn được các bà các mẹ tin dùng lá khế tắm cho trẻ thì bài thuốc này thật sự phải mang lại những hiệu quả nhất định. Người cho trẻ tắm lá khế để trị mẩn ngứa rôm sảy, dị ứng vì trong trong Đông Y lá khế có khí phong, giúp thanh nhiệt, được chuyên dùng để tị các triệu chứng của phong.
Lá khế dùng thanh nhiệt đánh bay rôm sẩy
Rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ thường xuất hện nhiều khi trời nóng, cơ thể trẻ sẽ tiết mồ hôi nhiều do cơ chế tự làm mát cơ thể, các lỗ chân long giãn nở để thoát nhiệt nên dễ bị bụi bẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mẩn ngứa, mồ hôi ứ đọg ở các khe hẹp có thể hình thành rôm sảy. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh khi làn da còn mỏng manh và rất nhạy cảm, nếu mẹ không chú ý tạo không gian thoáng mát và thường xuyên lau mồ hôi cho con trẻ cũng rất dễ bị rôm sảy.Đó là lí do khả năng thanh nhiệt của lá khế được áp dụng cho trẻ để thổi bay rôm sảy mẩn ngứa.

Trong dân gian có rất nhiều loại cây cỏ thảo mộc lành tính lại nhẹ dịu không làm tổn thương đến làn da non nớt của trẻ. Tuy nhiên lá khế lại là một trong các loại thảo dược dễ tìm và lành tính nhất, tắm lá khế cho trẻ lại vô cùng đơn giản. Cây khế được trồng trong sân vườn của nhiều gia đình, bởi không chỉ cho bóng mát quả ngọt mà còn dự trữ nguồn thảo dược hữu dụng, đặc biệt là khi gia đình có thành viên mới chào đời.
Quả khế cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ
Và quả khế cũng là một trong các bài thuốc dân gian để hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ, thuốc lợi tiểu,… Ngoài ra bản thân cây khế còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy, cây khế tỏa bóng xum xuê, ra trái trĩu chịt tượng trưng cho sự đủ đầy thịnh vượng và nhiều may mắn. Nhà có một cây khế còn mang theo ước nguyện của chủ nhà về sự phú quý, giàu sang, thu hút tài lộc.
Hướng dẫn mẹ cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh
Mẹ cần ghi nhớ khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ chỉ cần nước đun sôi để nguội cho ấm tay, đừng để nước hơi nóng già tay không tốt cho trẻ. Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh cũng vậy, mẹ chỉ cần nước ấm, sạch và quan trọng nhất là khâu chọn lá khế. Mẹ lựa lá tránh bụi nhiều, không có trứng sâu, không chọn lá ở những cây đã bị phun thuốc. Nếu nhà có cây khế chua là tốt nhất, mẹ chọn các lá còn xanh tươi, không bị úa, không quá non cũng không quá già.
- Bước 1: Mẹ rửa sạch lá trong nước sạch, hòa một chậu nước muối loãng để ngâm lá, sau đó xả sạch lá dưới vòi nước chảy.
- Bước 2: Sau đó mẹ tuốt lá khỏi phần gân chính, vò nhẹ lá bằng tay, mẹ lưu ý không vò lá nát quá.
- Bước 3: Mẹ chuẩn bị một nồi nước khoảng 2 lít là đủ, đem lá khế đã vò thả vào nồi và đun sôi. Sau khi nước sôi mẹ để khoảng 5 phút rồi tắt bếp đợi nước nguội bớt.
- Bước 4: Trong khi đợi nước nguội bớt mẹ sẽ tắm tráng cho bé để trôi đi lớp bụi bẩn và mồ hôi trên cơ thể trước khi tắm lá khế cho trẻ.
- Bước 5: Mẹ chuẩn bị một chiếc khăn xô để lọc nước lá khế, loại bỏ cặn lá và sạn ra khỏi nước rồi từ từ đặt trẻ vào chậu nước để trẻ làm quen từ từ với nhiệt độ nước.
- Bước 6: Mẹ tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm để trôi đi hết nước lá trên người rồi ủ ấm để trẻ không bị cảm lạnh.

Lưu ý khi tắm lá khế cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh tắm bằng lá khế mẹ cần lưu ý nhiệt độ nước thích hợp sẽ vào khoảng 37,5 – 38 độ, mẹ không ngâm bé trong chậu nước quá lâu và một tuần tắm khoảng 3 lần khi trẻ bị mẩn ngứa, rôm sẩy. Nếu mẹ tắm tráng cho bé xong mà nước chưa nguội thì có thể thêm nước ấm vào hòa loãng nhưng không được thêm nhiều quá. Mẹ cũng không được để nước lá qua đêm hay quá loãng vì như thế sẽ mất tác dụng. Không lạm dụng tắm quá nhiều vì nhựa trong lá khế có thể làm da bé xỉn màu.
Cũng có một cách khác mà mẹ có thể sử dụng là khế để tắm bé nhanh chóng đó là vò lá khế tươi tắm trực tiếp. Đối với cách này mẹ cần hết sức lưu ý khi chọn lá và phải rửa thật sạch để đảm bảo không còn chất bẩn và trứng sâu. Cách tắm lá khế này sẽ giúp mẹ tiết kiệm nhiều thời gian hơn với việc đun nước rồi đợi nguội. Khi rửa sạch lá khế xong mẹ chỉ cần vò nát lá, ép lấy nước rồi hòa loãng trong nước ấm cùng với một chút muối là có thể tắm cho bé.
Lưu ý mẹ một số điều trong cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh
Có những điều mà mẹ nên làm và không nên làm khi trẻ sơ sinh tắm lá khế.
Những việc nên làm:
- Mẹ nên tắm cho trẻ trước bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng và giờ tắm nên là cố định để hình thành thói quen giờ giấc cho trẻ.
- Không chỉ lưu ý khi tắm mà ngay khi có con mẹ nên tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân đặc biệt là cắt sạch móng tay và tháo trang sức khi tắm bé để tránh làm tổn thương con.
- Thời gian tắm cho trẻ không được quá lâu và mẹ phải vớt nước liên tục trong 5 – 7 phút để tránh con cảm cạnh, phòng tắm nhất định phải kín gió.
- Trong trường hợp trẻ chưa rụng rốn mẹ cần hết sức lưu ý việc phải giữ rón trẻ khô ráo. Lúc vệ sinh phải cẩn thận, tắm cho trẻ không đực để nước dính vào cuống rốn, như thế dễ bị nhiễm trùng.
- Việc tắm lá khế cho trẻ sơ sinh chỉ được dùng trong những trường hợp trẻ bị rôm sảy nhẹ, khi trẻ có biểu hiện nặng mẹ cần đưa đi khám không được tùy tiện dùng bất kì loại lá gì tắm cho trẻ.
- Mẹ cần đưa bé đến phòng khám hoặc bệnh viện ngay khi tắm lá xong mà các nốt mẩn lan rộng hoặc sau 1 tuần tắm lá mà tình trạng mẩn ngứa rôm sảy không thuyên giảm.
Những việc không nên làm:
- Không tắm khi trẻ vừa ăn no xong
- Không được dùng trực tiếp lá khế chà lên người trẻ như thế có thể gây xước và nhiễm trùng. Đặc biệt là khồn được để trẻ vì ngứa mà cào cấu vào các vết rôm sẩy.
- Không được qua loa trong khâu chọn lá và làm sạch lá để tắm cho bé.
- Khi tình trạng rôm sảy nặng không được cố chấp tắm lá khế cho trẻ tại nhà.
Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế khi trẻ bị rôm sẩy hay mẩn ngứa rất tốt tuy nhiên việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại. Khi trẻ ở trong tình trạng nặng thì những nốt sẩn, ngứa đỏ lúc này trở thành các vết thương hở, việc dùng bất kì loại lá nào hay kể cả lá khế đều có nguy cơ khiến trẻ bị nhiễm trùng.
Bài thuốc dân gian phổ biến này được rất nhiều người học theo và áp dụng tắm cho bé tại nhà. Tuy nhiên vì chỉ mang tính chất truyền miêng nên việc thiếu chính xác là điều không thể tránh khỏi. Một số mẹ cho rằng nấu càng đặc càng tốt hoặc không tắm tráng cho con để nước lá ngấm lại trên da cho mau khỏi. Việc làm này không những không đem lại hiểu quả mà còn vô tình khiến tình trạng củ trẻ nặng hơn.
Tổng kết
Tắm lá khế cho trẻ rất tiện lợi, hiệu quả khi các mẹ áp dụng đúng cách, đúng mức độ và cẩn thận trong từng khâu. Cái gì nhiều quá cũng không tốt nên các mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng thời gian và cách tắm, tránh việc tự ý thay đổi bài thuốc theo cách riêng của mình làm mất đi tác dụng và còn có thể đi ngược lại mong muốn của mẹ. Hi vọng sau khi đọc bài viết của Momandbaby nếu có ai đó hỏi mẹ tắm nước lá khế có tác dụng gì hay cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh như thế nào thì mẹ có thể truyền đạt lại đúng cách và hiệu quả.