Ngoài việc sử dụng sữa tắm để tắm cho con, nhiều mẹ còn hay sử dụng các loại lá cây để tắm cho trẻ sơ sinh. Bài viết mà Mom & Baby chia sẻ hôm nay là kiến thức tổng hợp về tất cả các loại lá cây tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả giúp da trẻ luôn tươi mát, mịn màng.
1, Lá cây chè
Trong lá chè xanh có chứa chất catechin, rất tốt cho làn da của bé. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn gây hại trên da.
Chuẩn bị:
- 300g lá chè tươi.
- Nồi đun nước.
Thực hiện:
Mẹ hãy rửa sạch và vò nát lá chè xanh.
Cho lá chè xanh đã vò nát vào nước đun sôi.
Mẹ bắc nồi ra và để cho nước nguội trong khoảng từ 30 độ C đến 38 độ C là có thể tắm cho trẻ.
2, Lá cây diệp hạ châu ( cây chó đẻ)
Cây chó đẻ hay mọc dại ở ven ruộng và chỉ thấy được ở vùng nông thôn. Lá Cây diệp hạ châu có công dụng trị rôm sẩy, mẩm ngứa cho trẻ rất tốt và được nhiều mẹ áp dụng:
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá diệp hạ châu
- Nồi nước to
Thực hiện:
Rửa sạch lá diệp hạ châu.
Cho lá diệp hạ châu vào nước đun sôi.
Mẹ bắc nồi ra và để cho nước nguội trong khoảng từ 30 độ C đến 38 độ C là có thể tắm cho trẻ.
3, Lá cây kinh giới
Lá kinh giới với tính chất sát khuẩn có thể trị bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá kinh giới tươi
- Nồi nước
Thực hiện:
Rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước rồi pha thành nước tắm cho bé.
Hoặc sử dụng lá kinh giới khô, đem đun sôi lên.
Để nguội rồi tắm cho trẻ.
4, Lá dâu tằm
Loại lá quen thuộc ở vùng nông thôn. Với loại lá này, mẹ có thể tắm cho trẻ để trị rôm sẩy, mẩn ngứa rất tốt.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá dâu tằm
- Nồi nước.
Thực hiện:
Rửa sạch lá dâu tằm rồi đun sôi với nhiều nước.
Bắc ra để nguội và tắm cho trẻ.
5, Mướp đắng
Mướp đắng có tính hàn, thường được chế biến thành những món ăn mát, bổ. Mẹ có thể dùng mướp đắng để tắm cho bé rất hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 2 quả mướp đắng
Thực hiện:
Rửa sạch mướp đắng,
Xay (hoặc giã nát), lọc lấy nước pha vào chậu tắm cho bé.
6, Nước cốt chanh
Nếu da trẻ không bị trầy xước, mẹ có thể dùng nước chanh tắm cho trẻ bởi nó có tính chất kháng khuẩn rất tốt trong việc cải thiện mẩn ngứa.
Chuẩn bị:
- Nửa quả chanh
Thực hiện:
Vắt chừng nửa quả chanh vào nước ấm để tắm cho bé.
7, Gừng tươi:
Gừng tươi được mệnh danh là “thần dược” trong chữa bệnh, và trị rôm sẩy, mẩm ngứa cho trẻ cũng không ngoại lệ.
Chuẩn bị:
- Nửa củ gừng tươi
- Nồi nước
Thực hiện:
Đem gừng tươi giã nhỏ, rồi đun sôi với nước để tắm cho bé, rất công dụng.
8, Lá cây sài đất
Với công dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn cộng sinh có hại trên da bé, mẹ có thể lấy lá sài đất tươi tắm cho trẻ.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá sài đất tươi
- Nồi nước
Thực hiện:
Rửa sạch, vò nát lá cây sài đất
Nấu thành nước tắm cho bé.
9, Lá tía tô
Lá tía tô cũng là một loại lá có tác dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô
Thực hiện:
Lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt.
Chấm nước tía tô lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày.
Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn.
10, Lá mảnh bát
Mẹ có thể mua lá mảnh bát ở chợ lớn.
Chuẩn bị:
- Lá mảnh bát khô
- Nồi nước
Thực hiện:
Lá mảnh bát mua về, bạn nhớ rửa sạch rồi đem phơi.
Lấy 2 nắm, rửa thật sạch một lần nữa rồi cho vào nồi, đổ xăm xắp nước và đun sôi.
Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ là được.
Chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm cho con.
11, Rau sam
Thường mọc trong vườn và những nơi đất ẩm, rau sam có vị chua, tính hàn, không độc và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.
Chuẩn bị:
- 1 nắm rau sam
- Chậu nước ấm
Thực hiện:
Dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước.
Pha thành nước tắm cho bé để trị rôm sảy rất hiệu quả.
Chú ý khi sử dụng các loại lá cây tắm cho trẻ sơ sinh:
Mẹ nên để ý đến nguồn gốc của các loại lá nên chọn những loại không chứa thuốc trừ sâu, và rửa sạch trước khi tắm cho bé.
Trước khi tắm, mẹ nên thử trước vào 1 bộ phận nhỏ trên cơ thể trẻ và theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu không thấy xuất hiện điều kỳ lạ, mẹ có thể tắm nước này cho con.
Khi tắm bằng nước mướp đắng xong, mẹ nên “tráng” lại người bé bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn.
Mẹ tuyệt đối không tắm nước lá khi da bé đang bị trầy xước, mưng mủ. Khi da đã trong tình trạng sưng đỏ, viêm da quá nặng do bé ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ.
Mẹ chỉ nên áp dụng cách tắm này cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống còn non và nhạy cảm, vì vậy, việc sử dụng mướp đắng tắm cho trẻ dễ gây bệnh.
Không nên thêm muối vào nước tắm của trẻ vì điều này chỉ làm cho da trẻ thêm dính.
Chỉ nên tắm nước lá cho trẻ từ 2-3 lần/tuần
Trên đây là tổng hợp tất cả các loại lá cây tắm cho trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo. Hy vọng, bài viết đã giúp mẹ thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc và tắm cho trẻ sơ sinh. Hãy luôn đồng hành cùng Mom & Baby để có thêm kiến thức bổ ích nhé!
Xem thêm: Cách tắm cho bé tại nhà bằng Mướp Đắng hiệu quả nhất