Khi bé bị sốt, ngoài việc cho bé uống thuốc hạ sốt và đưa bé đi bác sĩ nếu bé sốt cao liên tục trên 39 độ, các mẹ cần phải có kiến thức về cách chăm sóc em bé bị sốt như thế nào cho đúng, và dinh dưỡng cho bé ra sao để bé mau hồi phục sức khỏe.
- Bộ “Quy trình” CHUẨN cách chăm sóc em bé mới chào đời ĐÚNG NHẤT
- [CHUYÊN GIA TƯ VẤN] Trước khi mang thai nên uống thuốc bổ gì?
Những ngày hè khi các bệnh nhiễm khuẩn gia tăng nhanh chóng, hiện tượng sốt rất thường gặp ở bé em. Tuy nhiên, nếu không được hạ sốt đúng cách và nhanh chóng cho bé sẽ dẫn tới co giật và những biến chứng khó lường. Vì vậy, việc đầu tiên thực hiện khi chăm sóc em bé bị sốt chính là xác định bé bị sốt, nguyên nhân bé bị sốt và chăm sóc né bị sốt.
1, Xác định và cách nhận biết bé bị sốt
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở bé em đặc biệt là bé nhỏ. Bình thường nhiệt độ của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5 độ C – 37,5 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể bé vượt quá 37,5 độ C (đo ở vùng nách) mới được gọi là sốt. Nhưng bé chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt tăng lên 38,5 độ C – 39 độ C.
Những trường hợp bé sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ chỉ cần đắp khăn thấm nước ấm, cho bé nằm nơi thoáng mát, không cho bé mặc nhiều quần áo, thường xuyên lau mồ hôi cho bé và đặc biệt cần bổ sung đầy đủ lượng nước uống cho trẻ.
Cha mẹ có thể nhận ra bé đang bị sốt bằng cách:
Sờ ở bụng hoặc nách của bé thấy nóng
Nhìn thấy môi và má bé đỏ hơn bình thường
Mắt bé không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, bé có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi.
Chính xác nhất, cha mẹ nên đo thân nhiệt của bé để xác định được tình trạng sốt hiện tại của bé, dựa vào phân loại sốt ở bé thường dùng như sau:
Khi nhiệt độ từ 37,5 độ C – 38,5 độ C là sốt nhẹ.
Khi nhiệt độ từ 38,5 độ C – 390 độ C là sốt vừa.
Khi nhiệt độ từ 39 độ C – 40 độ C là sốt cao.
Hơn 40 độ C là sốt rất cao.
2, Các nguyên nhân gây sốt
Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở bé, trong đó sốt do nhiễm trùng hoặc do một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở bé em phụ huynh cần đặc biệt chú ý để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con. Nguyên nhân gây sốt ở bé thường được ghi nhận như sau:
Sốt do nhiễm siêu vi là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt ở bé em. Bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày.
Sốt do nhiễm vi trùng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản.
Một số tác nhân gây nhiễm trùng khác: có thể làm bé bị sốt như nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm lao.
Nguyên nhân không do nhiễm khuẩn thường gặp trong những tình huống như tăng nhiệt độ do bé được ủ ấm quá kỹ.
Tiêm chủng cũng làm bé bị sốt, nhất là bé sơ sinh và bé nhỏ thường bị sốt sau khi được tiêm chủng những loại vaccine trong năm đầu đời.
Bé mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, cha mẹ không nên quá lo lắng.
Một số bé có thể bị sốt do thuốc, bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh lý ác tính…
Mẹ nên đọc:
- {Học Ngay} “Cách chăm sóc em bé sau” sinh từ A-Z từ CHUYÊN GIA chia sẻ
- GỢI Ý 6 “sản phẩm chăm sóc em bé” được 100% Mẹ Việt TIN DÙNG
3, Chăm sóc đúng cách bé bị sốt tại nhà
Khi xác định bé bị sốt, cha mẹ cởi bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp bé giảm sốt. Một số phụ huynh mắc sai lầm khi thấy con mình vừa sốt vừa run, sợ con bị lạnh nên quấn nhiều quần áo, đắp nhiều chăn mền làm bé càng sốt cao và có thể làm bé bị co giật mà dân gian gọi là “làm kinh”.
Cho bé uống nhiều nước vì sốt thường làm bé mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế 4 giờ một lần.
Cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé bị sốt trên 38,5 độ C – 39 độ C, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho bé uống đúng liều theo chỉ định là 10mg – 15 mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu bé còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.
Cha mẹ cần chú ý bé em trong nhóm tuổi từ 6 tháng – 36 tháng tuổi khi sốt quá cao có thể bị co giật, phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho bé bằng cách “lau mát” cho bé bằng nước ấm.
Cởi hết quần áo của bé, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người bé. Nước ấm sẽ bốc hơi, khiến giãn mạch máu làm bé mát. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của bé hạ xuống mức bình thường (37 độ C). Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.
Nếu bé khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt bé ngồi vào thau nước ấm cho bé cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vùng nách và khắp người trẻ.
Nếu em né bị sốt trên 38,5 độ C kéo dài, không có dấu hiệu bớt nóng sau những biện pháp trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện với những bé sốt đi kèm co giật, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi.
4, Những điều không nên làm khi bé sốt
Khi bé sốt, nhiều người sợ bé lạnh nên ra sức ủ ấm cho bé bằng cách mặc áo dài tay, đắp chăn, không cho ra gió, đóng kín phòng… Thật ra, điều này càng làm cơ thể bé nóng bức, khó chịu hơn.- Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là cách chăm sóc em bé bị sốt mà Mom & Baby chia sẻ cho các bạn. Chúc bé yêu nhanh khỏi bệnh!